Điều kiện, hồ sơ thủ tục để thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như thế nào?

Điều kiện để thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập gồm những gì? Ai có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập?

Điều kiện để thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập như sau:

- Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định

- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em

- Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:

+ Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích

+ Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ

- Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:

+ Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích

Đối với lớp bán trú: Có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt

+ Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ

- Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:

+ Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em

+ Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định

+ Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều kiện, hồ sơ thủ tục để thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Điều kiện, hồ sơ thủ tục để thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Hồ sơ, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập gồm những gì?

Theo điểm c khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:

Về hồ sơ

(1) Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

(2) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật

(3) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em

Về trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.

Ai có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập?

Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Lớp mẫu giáo độc lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập được quy định thế nào?
Pháp luật
Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị giải thể trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân viên làm việc ở các lớp mẫu giáo độc lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như thế nào? Tiêu chuẩn với chủ cơ sở thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là gì?
Pháp luật
Có bắt buộc phải đặt tên riêng cho lớp mẫu giáo độc lập? Có được sử dụng tên nước ngoài trên biển tên của lớp mẫu giáo độc lập?
Pháp luật
Việc sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập do ai ra quyết định? Trình tự thủ tục thực hiện ra sao?
Pháp luật
Điều kiện, hồ sơ thủ tục để thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lớp mẫu giáo độc lập
2,509 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lớp mẫu giáo độc lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lớp mẫu giáo độc lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào