Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi có vợ sinh con của lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi có vợ sinh con của lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, trong trường hợp bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội và vợ bạn sinh con thì bạn được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội dành cho lao động nam.
Tuy nhiên, cuối tháng 5/2020 bạn nghỉ việc ở công ty mà vợ bạn dự sinh vào đầu tháng 6/2020. Theo đó, bạn đã nghỉ việc và dừng đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm vợ bạn sinh con, lúc này bạn không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Đóng ngắt quãng bảo hiểm xã hội hưởng chế độ thai sản được không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, trong trường hợp vợ bạn sinh con muốn hưởng chế độ thai sản thì vợ bạn phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất từ đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Pháp luật không quy định bắt buộc phải đóng liên tục, do đó nếu vợ bạn đóng ngắt quãng thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh chỉ cần vợ bạn đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội là đủ điều kiện hưởng.
Về thời gian 12 tháng trước khi sinh con xác định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, vợ bạn sinh đầu tháng 06/2020 nên thời gian 12 tháng trước khi sinh của vợ bạn là từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, trong khoảng thời gian này vợ bạn đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ thai sản.
Hưởng chế độ thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ–BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT;Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CPvà khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
Như vậy, trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản của bạn phải có bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. Đối với những giấy tờ yêu cầu là bản sao thì tại khoản 2 Điều 1 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định:
Giải thích từ ngữ
...
2. Giải thích từ ngữ
- Bản sao hợp lệ là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc chứng thực sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.
Theo đó, trong trường hợp bạn nộp bản sao giấy khai sinh của con thì bản sao phải là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?