Điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh được quy định như thế nào? Cơ cấu tổ chức của Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh như thế nào?
Điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 1130/2016/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh
· Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh được thành lập khi có hai trong ba tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
· Tỉnh có trên 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;
· Tỉnh có trên 50.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
· Tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.
· Đối với tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản 1 Điều này thì Ban văn hoá – xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác dân tộc.
Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh được thành lập khi có hai trong ba tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Tỉnh có trên 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;
- Tỉnh có trên 50.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
- Tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.
- Đối với tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản 1 Điều này thì Ban văn hoá – xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác dân tộc.
Điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh như thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Ban dân tộc cũng là Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh nên cơ cấu tổ chức như sau:
Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có:
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
- Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
+ Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban;
+ Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền:
a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;
b) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
c) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;
e) Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?