Điều kiện về nhân sự khi cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức được quy định ra sao?

Tôi thấy trong đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có quy định cá nhân tham gia thực hiện công việc thuộc tổ chức là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động. Tôi muốn hỏi người lao động ở đây được quy định như thế nào? Chẳng hạn như hợp đồng lao động hay đóng BHXH. Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bắt buộc đối với tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng không?

Căn cứ Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:

- Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

+ Khảo sát xây dựng;

+ Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

+ Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

+ Thi công xây dựng công trình;

+ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Kiểm định xây dựng;

+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.

- Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;

+ Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

+ Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

+ Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

+ Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

+ Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.

+ Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

+ Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 07 Phụ lục IV Nghị định này.

+ Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

+ Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;

+ Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

- Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.

Như vậy, doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng tại điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Điều kiện về nhân sự khi cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức được quy định ra sao?

Điều kiện về nhân sự khi cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức được quy định ra sao?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức có đánh giá về điều kiện nhân sự không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 89 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bao gồm đánh giá cá nhân tham gia thực hiện công việc thuộc tổ chức là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng theo quy định tại Điều 67 Nghị định này phù hợp với công việc đảm nhận. Riêng trường hợp cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.

Như vậy, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức có đánh giá về điều kiện nhân sự.

Điều kiện về nhân sự khi cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động."

Và theo Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

- Khảo sát xây dựng:

+ Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

+ Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

- Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

- Thiết kế xây dựng:

+ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

+ Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;

+ Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước,

+ Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

+ Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

+ Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

+ Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

- Giám sát thi công xây dựng:

+ Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

- Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
Xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tầng lửng trong nhà ở riêng lẻ là gì? Tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi nào?
Pháp luật
Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có hiệu lực từ 20/6/2023 đúng không?
Pháp luật
Mã số chứng chỉ năng lực trong xây dựng có mấy chữ số? Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong xây dựng có quyền, nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Xây dựng công trình ngoài tỉnh tại địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có được hưởng ưu đãi gì không?
Pháp luật
Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Không thay đổi tổng mức đầu tư xây dựng khi điều chỉnh chi phí tăng tiền đền bù thì có cần xin ý kiến trước khi trình phê duyệt không?
Pháp luật
Điều kiện khởi công xây dựng công trình bao gồm những điều kiện gì? Trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có được xây gác xếp cho nhà 4 tầng không? Nếu có thì diện tích gác xếp chiếm bao nhiêu % diện tích tầng xây dựng được xem là 1 tầng?
Pháp luật
Xây dựng phần mái nhà lấn sang khoảng không nhà người khác có vi phạm quy định pháp luật về sử dụng không gian đất không?
Pháp luật
Cá nhân có quyền được yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể là định giá xây dựng không?
Pháp luật
Cá nhân muốn thực hiện các hoạt động khảo sát và thiết kế xây dựng thì yêu cầu về chứng chỉ hành nghề cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
3,445 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào