Điều tra cơ bản phòng chống thiên tai được thực hiện khi nào? Các chiến lược phòng chống thiên tai của quốc gia được pháp luật quy định như thế nào?
Điều tra cơ bản phòng chống thiên tai được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai
1. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
...
Như vậy, điều tra cơ bản phòng chống thiên tai được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất.
Việc điều tra cơ bản phòng chống thiên tai để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
Phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)
Việc điều tra cơ bản phòng chống thiên tai có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai
...
2. Nội dung điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực của công trình phòng, chống thiên tai và công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
b) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, nhân lực, tài chính, trang thiết bị trong hoạt động phòng, chống thiên tai;
c) Hiện trạng hệ thống thông tin, quan trắc, giám sát thiên tai và các dữ liệu phòng, chống thiên tai;
d) Tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai; tác động của thiên tai đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; các loại hình thiên tai; hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phòng, chống thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện, phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và gửi kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý.”.
Như vậy, việc điều tra cơ bản phòng chống thiên tai gồm những nội dung sau:
(1) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực của công trình phòng, chống thiên tai và công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
(2) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, nhân lực, tài chính, trang thiết bị trong hoạt động phòng, chống thiên tai;
(3) Hiện trạng hệ thống thông tin, quan trắc, giám sát thiên tai và các dữ liệu phòng, chống thiên tai;
(4) Tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai; tác động của thiên tai đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; các loại hình thiên tai; hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phòng, chống thiên tai.
Bên cạnh đó thì, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện, phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và gửi kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý.
Các chiến lược phòng chống thiên tai của quốc gia được xây dựng trên các cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Phòng chống thiên tai 2013 như sau:
Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.
2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
3. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Như vậy, các chiến lược phòng chống thiên tai của quốc gia được xây dựng trên các cơ sở sau:
(1) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
(2) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
(3) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
(4) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
(5) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?