Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước?
Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động nào?
Theo Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch về tài nguyên nước, quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và nghiệm thu kết quả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất, đồng bộ, kế thừa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực.
3. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước;
c) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
d) Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;
đ) Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
e) Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Như vậy, Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
- Kiểm kê tài nguyên nước;
- Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
- Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;
- Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước? (hình từ internet)
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 10 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thực hiện thường xuyên đối với hoạt động quy định tại điểm d khoản 3 Điều 9 của Luật này;
b) Thực hiện hằng năm đối với hoạt động quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 của Luật này;
c) Thực hiện định kỳ 05 năm đối với hoạt động quy định tại các điểm b, c và đ khoản 3 Điều 9 của Luật này;
d) Hoạt động quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Luật này được thực hiện theo quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; trường hợp thực hiện đột xuất để phục vụ nhiệm vụ cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, Thực hiện thường xuyên đối với hoạt động xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định.
- Thực hiện hằng năm đối với hoạt động xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Thực hiện định kỳ 05 năm đối với hoạt động sau:
+ Kiểm kê tài nguyên nước;
+ Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia
+ Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước được thực hiện theo quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; trường hợp thực hiện đột xuất để phục vụ nhiệm vụ cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cơ quan nào tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước?
Theo Điều 10 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước
...
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trừ nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp, cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi cả nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp, cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?