Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ?
Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
Theo đó điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề.
Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng (Hình từ Internet)
Điều tra rừng theo chu kỳ gồm các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định rheo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Nội dung và phương pháp để thực hiện nhiệm vụ điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là gì?
Tại Điều 18 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định:
Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
1. Nội dung điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng;
b) Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người;
c) Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.
2. Phương pháp điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này để xác định các kiểu thảm thực vật rừng;
b) Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.000 m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc trưng được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thành quả điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Bản đồ hệ sinh thái rừng thể hiện ranh giới phân bố các kiểu thảm thực vật sinh thái phát sinh theo quy định của pháp luật về bản đồ;
b) Báo cáo thuyết minh đa dạng hệ sinh thái rừng.
Theo đó nội dung của điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng gồm:
- Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng;
- Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người;
- Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.
Việc điều tra hệ sinh thái rừng được thực hiện theo phương pháp như sau:
- Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT để xác định các kiểu thảm thực vật rừng;
- Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.000 m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc trưng sau:
+ Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng
+ Cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?