Điều tra ngộ độc thực phẩm được tiến hành theo mấy bước? Sau khi tiến hành các bước điều tra ngộ độc thực phẩm thì đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải làm gì?

Cho tôi hỏi điều tra ngộ độc thực phẩm được tiến hành theo mấy bước? Chuẩn bị điều tra ngộ độc thực phẩm có phải thành lập đội điều tra không? Sau khi tiến hành các bước điều tra ngộ độc thực phẩm thì đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải làm gì? Câu hỏi của Tuấn Anh đến từ Nha Trang

Chuẩn bị điều tra ngộ độc thực phẩm có phải thành lập đội điều tra không?

Căn cứ quy định Điều 6 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Chuẩn bị điều tra ngộ độc thực phẩm
1. Chuẩn bị các biểu mẫu điều tra.
2. Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu.
3. Thành lập đội điều tra: tuỳ sự phán đoán mà thiết kế đội điều tra thích hợp về số lượng và thành phần (cán bộ dịch tễ, vi sinh vật, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, truyền nhiễm).
4. Chuẩn bị phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị khác có liên quan.
5. Trong trường hợp ngoài giờ làm việc, nếu xét thấy tính khẩn cấp của vấn đề vẫn cần phải điều động đội điều tra đi thực địa ngay. Các mẫu biểu, máy móc, dụng cụ cần thiết cho điều tra phải được chuẩn bị sẵn sàng, cần phải được chuẩn bị và bảo quản luôn ở trạng thái sẵn sàng, kể cả ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ.

Đối chiếu quy định trên, để điều tra ngộ độc thực phẩm cần chuẩn bị như sau:

- Chuẩn bị các biểu mẫu điều tra.

- Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu.

- Thành lập đội điều tra: tuỳ sự phán đoán mà thiết kế đội điều tra thích hợp về số lượng và thành phần (cán bộ dịch tễ, vi sinh vật, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, truyền nhiễm).

- Chuẩn bị phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị khác có liên quan.

- Trong trường hợp ngoài giờ làm việc, nếu xét thấy tính khẩn cấp của vấn đề vẫn cần phải điều động đội điều tra đi thực địa ngay.

Các mẫu biểu, máy móc, dụng cụ cần thiết cho điều tra phải được chuẩn bị sẵn sàng, cần phải được chuẩn bị và bảo quản luôn ở trạng thái sẵn sàng, kể cả ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ.

Do đó, khi chuẩn bị điều tra ngộ độc thực phẩm phải thành lập đội điều tra và tuỳ sự phán đoán mà thiết kế đội điều tra thích hợp về số lượng và thành phần (cán bộ dịch tễ, vi sinh vật, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, truyền nhiễm).

Điều tra ngộ độc thực phẩm được tiến hành theo mấy bước?

Điều tra ngộ độc thực phẩm được tiến hành theo mấy bước? (Hình từ Internet)

Điều tra ngộ độc thực phẩm được tiến hành theo mấy bước?

Theo quy định tại Điều 8 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm
Điều tra ngộ độc thực phẩm cần được tiến hành theo các bước sau:
1. Điều tra cá thể bị NĐTP (theo mẫu điều tra 1 - Phụ lục).
2. Điều tra những người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y không bị NĐTP (theo mẫu điều tra 2 - Phụ lục).
3. Điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn (theo mẫu điều tra 3 - Phụ lục).
4. Điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị NĐTP và không bị NĐTP ở bữa ăn X và bữa ăn Y (theo mẫu điều tra 4 - Phụ lục).
5. Điều tra bữa ăn nguyên nhân (theo mẫu điều tra 5 - Phụ lục).
6. Điều tra thức ăn nguyên nhân (theo mẫu điều tra 6 - Phụ lục).
7. Điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm (theo mẫu điều tra 7 - Phụ lục).
8. Điều tra tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống (theo mẫu điều tra 8 - Phụ lục).
9. Điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm (theo mẫu điều tra 9 - Phụ lục).
10. Điều tra cơ sở (theo mẫu điều tra 10 - Phụ lục).
11. Điều tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương (theo mẫu điều tra 11 - Phụ lục).

Như vậy, điều tra ngộ độc thực phẩm được tiến hành theo 11 bước sau đây:

- Điều tra cá thể bị ngộ độc thực phẩm.

- Điều tra những người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y không bị ngộ độc thực phẩm.

- Điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn.

- Điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị ngộ độc thực phẩm và không bị ngộ độc thực phẩm ở bữa ăn X và bữa ăn Y.

- Điều tra bữa ăn nguyên nhân.

- Điều tra thức ăn nguyên nhân .

- Điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm.

- Điều tra tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống.

- Điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm.

- Điều tra cơ sở.

- Điều tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương.

Sau khi tiến hành các bước điều tra ngộ độc thực phẩm thì đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải làm gì?

Theo quy định tại Điều 9 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Kết luận kết quả điều tra
Sau khi tiến hành 11 bước điều tra NĐTP, đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải tổng hợp, phân tích, kết luận kết quả điều tra theo những nội dung sau: đơn vị xảy ra NĐTP; địa điểm xảy ra ngộ độc thực phẩm, thời gian xảy ra ngộ độc; số người ăn, số người mắc, số người đi viện, số người chết; bữa ăn nguyên nhân; thức ăn nguyên nhân; cơ sở nguyên nhân và nguyên nhân.

Như vậy, sau khi tiến hành 11 bước điều tra ngộ độc thực phẩm đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải tổng hợp, phân tích, kết luận kết quả điều tra theo những nội dung sau: Đơn vị xảy ra ngộ độc thực phẩm; địa điểm xảy ra ngộ độc thực phẩm, thời gian xảy ra ngộ độc; số người ăn, số người mắc, số người đi viện, số người chết; bữa ăn nguyên nhân; thức ăn nguyên nhân; cơ sở nguyên nhân và nguyên nhân.

Ngộ độc thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ngộ độc thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Thất tịch 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch? Bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP 2024 như thế nào?
Pháp luật
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì được hiểu như thế nào? Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu?
Pháp luật
Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào? Khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao?
Pháp luật
Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao?
Pháp luật
Điều tra ngộ độc thực phẩm phải thực hiện trong khoảng thời gian nào để phát hiện sớm nhất? Tiến hành điều tra ngộ độc thực phẩm theo các bước nào?
Pháp luật
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tết Hàn Thực 2023 vào ngày nào? Bán bánh trôi nước gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngộ độc thực phẩm
5,744 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngộ độc thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngộ độc thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào