Điều tra viên của cơ quan điều tra được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn bao nhiêu năm? Điều tra viên của cơ quan điều tra có được đưa hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan không?
- Điều tra viên của cơ quan điều tra được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn bao nhiêu năm?
- Công dân Việt Nam muốn trở thành Điều tra viên của cơ quan điều tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
- Điều tra viên của cơ quan điều tra chịu trách nhiệm trước cơ quan nào về quyết định của mình?
- Điều tra viên của cơ quan điều tra có được đưa hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan không?
Điều tra viên của cơ quan điều tra được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 51 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định nhiệm kỳ của Điều tra viên như sau:
Nhiệm kỳ của Điều tra viên
Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Điều tra viên của cơ quan điều tra được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm.
Nếu được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Điều tra viên của cơ quan điều tra được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam muốn trở thành Điều tra viên của cơ quan điều tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định tiêu chuẩn chung của Điều tra viên của cơ quan điều tra như sau:
Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, công dân Việt Nam muốn trở thành Điều tra viên của cơ quan điều tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều tra viên của cơ quan điều tra chịu trách nhiệm trước cơ quan nào về quyết định của mình?
Căn cứ khoản 4 Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
b) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
c) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Như vậy, Điều tra viên của cơ quan điều tra chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Điều tra viên của cơ quan điều tra có được đưa hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan không?
Căn cứ Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Những việc Điều tra viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Như vậy, Điều tra viên của cơ quan điều tra không được đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?