Điều tra viên thống kê là ai? Điều tra viên thống kê có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?
Điều tra viên thống kê là ai?
Điều tra viên thống kê được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật Thống kê 2015 như sau:
Điều tra viên thống kê là người được cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
Theo đó, điều tra viên thống kê là người được cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
Điều tra viên thống kê là ai? (Hình từ Internet)
Điều tra viên thống kê có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?
Điều tra viên thống kê có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 34 Luật Thống kê 2015 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên thống kê
1. Điều tra viên thống kê có các quyền sau đây:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
c) Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
2. Điều tra viên thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
c) Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
Theo đó, điều tra viên thống kê có các quyền sau đây:
- Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
- Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
- Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
Điều tra viên thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
- Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
- Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê
Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định nào?
Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền được quy định tại Điều 33 Luật Thống kê 2015 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê
1. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
b) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật này;
c) Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
2. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê;
c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền sau đây:
- Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
- Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật này;
Như vậy, tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 Luật Thống kê 2015 như sau:
Bảo mật thông tin thống kê nhà nước
1. Các loại thông tin thống kê nhà nước phải được giữ bí mật gồm:
a) Thông tin gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đó đồng ý hoặc luật có quy định khác;
b) Thông tin thống kê chưa được người có thẩm quyền công bố;
c) Thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước.
2. Việc bảo mật thông tin thống kê nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NTTH/dieu-tra-thong-ke-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/Hung/23-06-TV4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/021023/thong-ke-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/010323/phuong-an-dieu-tra-thong-ke-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/010323/dieu-tra-thong-ke-trong-nganh-tu-phap-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 155/QĐ-BTC năm 2025 về 28 thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực quản lý thuế?
- Ùn tắc giao thông có phải là tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ không?
- Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất có tối đa bao nhiêu phó chủ tịch? Cuộc họp của Hội đồng quản lý chỉ có hiệu lực khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Cảnh sát chỉ huy giao thông đường bộ có trách nhiệm gì khi giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ?
- Không bằng lái xe gây tai nạn chết người phạt tù bao nhiêu năm? Không bằng lái có phải là tình tiết tăng nặng?