Điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân thì yêu cầu phải có bao nhiêu người thực hiện? Việc điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân cần phải theo dõi và xử lý tai biến như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân thì yêu cầu phải có bao nhiêu người thực hiện?
Điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 40 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CẲNG CHÂN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (nếu người bệnh cần gây mê).
2. Phương tiện
- Bàn nắn:
+ Trường hợp đơn giản, ít lệch: bàn nắn bình thường. Cần thêm 1 độn gỗ để kê dưới chân người bệnh.
+ Trường hợp khó, phức tạp: bàn nắn chỉnh hình có hệ thống kéo và căng chỉnh (bàn Pelvie).
- Thuốc gây tê hoặc gây mê.
- Bột thạch cao: 4-5 cuộn khổ 20 cm, 3- 4 cuộn khổ 15 cm.
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ quần .
- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí,những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
Theo đó, ở bước chuẩn bị thì yêu cầu phải có người thực hiện như sau:
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (nếu người bệnh cần gây mê).
Như vậy, có thể thấy rằng việc điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân thì yêu cầu phải có 4 người chuyên khoa chấn thương cùng thực hiện.
Trường hợp cần gây mê thì phải có thêm 2 người thực hiện chuyên khoa gây mê hồi sức.
Gẫy cẳng chân (Hình từ Internet)
Bước tiến hành nắn chỉnh ổ gẫy trong điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân thì người bệnh được nằm ở tư thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 40 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CẲNG CHÂN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nắn chỉnh ổ gẫy
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
1.1. Nếu dùng bàn chỉnh hình: cố định cổ bàn chân vào giá kéo qua một băng vải quấn vào cổ chân. Tăng dần lực kéo để sửa di lệch chồng. Sau đó tùy theo di lệch thế nào, dùng hai lòng bàn tay đặt ở trên và dưới ổ gẫy, ép đẩy hai đầu xương về vị trí. Thả chùng dây kéo để hai đầu xương cài vào nhau. Kiểm tra bằng cách sờ dọc mào chày và mặt trước trong xương chày (là các vị trí xương chày nằm ngay dưới da, dễ kiểm tra nhất). Chụp kiểm tra nếu hai đầu xương gẫy áp vào nhau là được. Các di lệch gấp góc vượt quá giới hạn cho phép là 15o với gãy 1/3 giữa và 10o với 1/3 trên có thể dễ dàng sửa bằng cách cắt bột hình chêm (còn gọi là cắt múi cam) sau khoảng 2-3 tuần đầu.
1.2. Nếu nắn trên bàn thường: để gối gấp qua mép cuối bàn, có đệm lót mặt dưới đùi cho êm. Người nắn ngồi trên ghế thấp, kẹp chặt bàn chân người bệnh vào giữa hai đầu gối kéo giãn cẳng chân xuống (hoặc trợ thủ 1 dùng tay để kéo cũng được). Có thể tăng lực kéo giãn bằng cách nâng bàn cao hơn để sửa di lệch chồng. Hai tay được tự do nắn chỉnh di lệch như mô tả trên. Để cơ giãn và chùng ra tiện lợi hơn trong việc nắn, nhiều khi người ta để chân buông thõng, buộc băng qua cổ chân để kéo tạ với trọng lượng 5-7 kg, trong khoảng 10-12 phút rồi mới tiến hành kéo nắn như trên.
...
Theo đó, ở bước tiến hành nắn chỉnh ổ gẫy thì yêu cầu người thực hiện phải tiến hành cho người bệnh nằm ở tư thế
- Nằm ngửa trên bàn, tốt nhất là bàn chỉnh hình.
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
Việc điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân cần phải theo dõi và xử lý tai biến như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục VI và tiểu mục VII Mục 40 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CẲNG CHÂN
...
VI. THEO DÕI
Nhẹ thì điều trị ngoại trú, nặng thì cho vào theo dõi nội trú.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Gẫy cẳng chân, đặc biệt là gẫy ở vị trí 1/3 trên thì biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất là hội chứng chèn ép khoang hoặc chèn ép do bó bột không đúng nguyên tắc (không rạch dọc bột trong bó bột cấp cứu).
- Với những trường hợp biến chứng mạch máu, hội chứng khoang cần phải mổ cấp cứu để xử trí tổn thương, càng sớm càng tốt.
Theo đó, việc điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân phải tiếp tục theo dõi bệnh nhân nhẹ thì điều trị ngoại trú, nặng thì cho vào theo dõi nội trú.
Đồng thời nếu xảy ra tai biến thì xử lý theo hướng như sau:
- Gẫy cẳng chân, đặc biệt là gẫy ở vị trí 1/3 trên thì biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất là hội chứng chèn ép khoang hoặc chèn ép do bó bột không đúng nguyên tắc (không rạch dọc bột trong bó bột cấp cứu).
- Với những trường hợp biến chứng mạch máu, hội chứng khoang cần phải mổ cấp cứu để xử trí tổn thương, càng sớm càng tốt.
Như vậy, người bệnh sau khi điều trị bảo tồn gẫy cẳng chân cần phải tiếp tục theo dõi tùy tình trặng nặng nhẹ.
Bên cạnh đó thì nếu xảy ra tai biến thì xử lý như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?