Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia được hiểu như thế nào? Gẫy Monteggia được chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 30 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MONTEGGIA
I. ĐẠI CƯƠNG
- Đây là loại gẫy xương đặc biệt, được Monteggia mô tả vào năm 1814, là gẫy thân xương trụ gập góc, di lệch và trật chỏm xương quay.
- Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu điều trị muộn thường để lại di chứng nặng nề.
- Theo tác giả Bado thì có 4 kiểu gẫy:
* Kiểu 1: Gẫy 1/3 trên xương trụ gập góc mở ra sau và trật chỏm xương quay ra trước, chiếm 60% trong gẫy Monteggia.
* Kiểu 2: Gẫy 1/3 trên xương trụ gập góc mở ra trước và trật chỏm xương quay ra sau, có khi gẫy chỏm quay, chiếm 15% .
* Kiểu 3: Gẫy xương trụ ở hành xương dưới mỏm vẹt và trật chỏm quay ra ngoài, thường gặp ở trẻ em, chiếm 20%.
* Kiểu 4: Gẫy xương trụ 1/3 trên gập góc, trật chỏm xương quay ra trước kèm gẫy 1/3 trên xương quay dưới lồi củ nhị đầu .
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia được hiểu như sau:
- Đây là loại gẫy xương đặc biệt, được Monteggia mô tả vào năm 1814, là gẫy thân xương trụ gập góc, di lệch và trật chỏm xương quay.
- Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu điều trị muộn thường để lại di chứng nặng nề.
- Theo tác giả Bado thì có 4 kiểu gẫy:
* Kiểu 1: Gẫy 1/3 trên xương trụ gập góc mở ra sau và trật chỏm xương quay ra trước, chiếm 60% trong gẫy Monteggia.
* Kiểu 2: Gẫy 1/3 trên xương trụ gập góc mở ra trước và trật chỏm xương quay ra sau, có khi gẫy chỏm quay, chiếm 15% .
* Kiểu 3: Gẫy xương trụ ở hành xương dưới mỏm vẹt và trật chỏm quay ra ngoài, thường gặp ở trẻ em, chiếm 20%.
* Kiểu 4: Gẫy xương trụ 1/3 trên gập góc, trật chỏm xương quay ra trước kèm gẫy 1/3 trên xương quay dưới lồi củ nhị đầu.
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia sẽ được hiểu theo quy định trên.
Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia được chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 30 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MONTEGGIA
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
1. Gẫy kín, gẫy hở độ I, đến sớm (1 tuần trở lại).
2. Gẫy Monteggia ở trẻ em dưới 15 tuổi.
3. Người bệnh người lớn nhưng không có điều kiện mổ hoặc từ chối mổ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ II theo Gustilo trở lên.
2. Gẫy kín nhưng đến muộn (trên 1 tuần).
3. Hội chứng chèn ép khoang, hoặc có thương tổn mạch máu, thần kinh.
4. Gẫy Monteggia trong tình trạng đa chấn thương, shock, nguy cơ tử vong.
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia sẽ chỉ định khi:
- Gẫy kín, gẫy hở độ I, đến sớm (1 tuần trở lại).
- Gẫy Monteggia ở trẻ em dưới 15 tuổi.
- Người bệnh người lớn nhưng không có điều kiện mổ hoặc từ chối mổ.
Bên cạnh đó thì sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân như:
- Gẫy hở độ II theo Gustilo trở lên.
- Gẫy kín nhưng đến muộn (trên 1 tuần).
- Hội chứng chèn ép khoang, hoặc có thương tổn mạch máu, thần kinh.
- Gẫy Monteggia trong tình trạng đa chấn thương, shock, nguy cơ tử vong.
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia nếu thuộc trường hợp được chỉ định thì có thể thực hiện bình thường.
Bên cạnh đó nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không thực hiện được thủ thuật này.
Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia thì người thực hiện sẽ là ai?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 30 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MONTEGGIA
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (nếu người bệnh cần gây mê).
2. Phương tiện
- 1 bàn nắn thông thường.
- 1 đai vải to bản, đủ dài để cố định tay người bệnh vào bàn làm đối lực khi nắn.
- Thuốc gây mê hoặc gây tê.
- Bột thạch cao 3-4 cuộn khổ 15 cm, thêm vài cuộn cỡ 10 cm để bó vùng cổ tay.
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi cần giải thích kỹ cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia ở bước chuẩn bị thì người thực hiện sẽ là
- Chuyên khoa chấn thương: 4 người (1 chính và 3 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (nếu người bệnh cần gây mê).
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy Monteggia bao gồm những người ở khoa chấn thương và khoa gây mê hồi sức cùng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?