Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị thế nào? Điều kiện để chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là gì?
- Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị thế nào?
- Điều kiện để chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là gì?
- Yêu cầu đối với giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng thế nào?
- Chi phí khám, chữa bệnh, tiền giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được quy định ra sao?
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 46/2013/TT-BYT (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT) có quy định:
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị nội trú tại cơ sở phục hồi chức năng theo yêu cầu chuyên môn trong giờ làm việc ban ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ. Giờ làm việc ban ngày là thời gian làm việc ngoài giờ làm việc ban đêm theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 (giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau).
Phục hồi chức năng (Hình từ Internet)
Điều kiện để chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là gì?
Căn cứ theo Điều 4a được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT vào Chương 1 Thông tư 46/2013/TT-BYT thì:
Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng đối với người bệnh thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành và phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú và không cần theo dõi, điều trị liên tục 24/24 giờ tại cơ sở phục hồi chức năng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mục đích, yêu cầu của điều trị phục hồi chức năng;
- Tổng thời gian theo dõi, chăm sóc, thực hiện các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh theo yêu cầu chuyên môn tại cơ sở phục hồi chức năng không dưới 04 (bốn) giờ trong một ngày.
* Người bệnh đáp ứng được các tiêu chí trên nhưng không cư trú trên cùng địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ sở phục hồi chức năng thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.
Người bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được bác sỹ thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng.
Các lần thăm khám hàng ngày trong thời gian điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng không được tính tiền khám bệnh.
Yêu cầu đối với giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4a được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT vào Chương 1 Thông tư 46/2013/TT-BYT thì giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được yêu cầu như sau:
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước: Giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng nằm trong tổng số giường kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng nằm trong tổng số giường bệnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Số người bệnh cần phục hồi chức năng được chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng tối đa không quá 03 (ba) người trên 01 (một) giường bệnh trong một ngày.
Chi phí khám, chữa bệnh, tiền giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng được quy định ra sao?
Về chi phí khám, chữa bệnh, tiền giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng thực hiện theo khoản 7 Điều 4a được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT vào Chương 1 Thông tư 46/2013/TT-BYT áp dụng cho trường hợp có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế như sau:
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng
...
7. Chi phí khám, chữa bệnh, tiền giường bệnh điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng:
a) Đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp;
b) Đối với người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế : Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp và giá dịch vụ y tế do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?