Điều trị nội trú xong nhưng vẫn phải lấy thuốc hàng tháng thì có được bảo hiểm y tế chi trả tiền thuốc hay không? Điều trị suy tim thì có những loại thuốc nào được bảo hiểm y tế chi trả?
Điều trị nội trú xong nhưng vẫn phải lấy thuốc hàng tháng thì có được bảo hiểm y tế chi trả tiền thuốc hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
...
5. Trường hợp người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng cần phải tiếp tục sử dụng thuốc sau khi raviện theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo chế độ quy định. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp khoản chi thuốc này vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh trước khi ra viện.
...
Như vậy, theo quy định này trường hợp người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng cần phải tiếp tục sử dụng thuốc sau khi ra viện theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo chế độ quy định. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn của bạn ra viện nhưng hàng tháng vẫn phải lấy thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu những loại thuốc này vẫn nằm trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế thì bên quỹ bảo hiểm y tế vẫn thanh toán chi phí thuốc đó.
Điều trị nội trú xong nhưng vẫn phải lấy thuốc hàng tháng thì có được bảo hiểm y tế chi trả tiền thuốc hay không?
Điều trị suy tim thì có những loại thuốc nào được bảo hiểm y tế chi trả?
Căn cứ theo quy định tại mục 12.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BYT (Có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định về danh sách các loại thuốc điều trị về bệnh suy tim được bảo hiểm y tế chi trả như sau:
- Carvedilol
- Digoxin
- Dobutamin
- Dopamin hydroclorid
- Ivabradin
- Milrinon.
Mỗi loại thuốc này sẽ được quy định sử dụng riêng cho các hạng bệnh viện khác nhau theo quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 20/2022/TT-BYT kết hợp tra cứu theo Phụ lục 01 được ban hành kèm theo Thông tư.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại mục 12.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 01/03/2023) quy định về danh sách các loại thuốc điều trị về bệnh suy tim được bảo hiểm y tế chi trả như sau:
- Carvedilol
- Digoxin
- Dobutamin
- Dopamin hydroclorid
- Ivabradin
- Milrinon.
Các loại thuốc điều trị suy tim được bảo hiểm y tế chi trả sử dụng tại các hạng bệnh viện được quy định thế nào?
Theo điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2022/TT-BYT (Có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định như sau:
Cấu trúc danh mục thuốc và phân hạng sử dụng
1. Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm tại Phụ lục I được sắp xếp vào các nhóm theo tác dụng điều trị được phân thành 08 (tám) cột, cụ thể như sau:
...
d) Cột 4, 5, 6, 7: Ghi hạng bệnh viện được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế. Thuốc, hoạt chất trong Danh mục thuốc quy định tại Phụ lục I được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hạng bệnh viện, cụ thể như sau:
- Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I sử dụng các thuốc quy định tại cột 4;
- Bệnh viện hạng II sử dụng các thuốc quy định tại cột 5;
- Bệnh viện hạng III và hạng IV, bao gồm cả phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc thuộc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân tuyến chuyên môn kỹ thuật tương đương tuyến III sử dụng các thuốc quy định tại cột 6;
- Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân chưa được phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan và tương đương (sau đây gọi chung là trạm y tế xã) sử dụng các thuốc quy định tại cột 7;
...
Áp dụng quy định trên vào mục 12.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BYT thì các loại thuốc suy tim được sử dụng tại các hạng bệnh viện như sau:
- Carvedilol (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV và phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân chưa được phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; trạm y tế xã.
- Digoxin (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV.
- Digoxin (tiêm) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV và phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh tư nhân chưa được phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; trạm y tế xã.
Lưu ý: Đối với phòng khám đa khoa và trạm y tế xã: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.
- Dobutamin (tiêm) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV.
- Dopamin hydroclorid (tiêm) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV.
- Ivabradin (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV.
- Milrinon (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II.
Trước đây, căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 01/03/2023) quy định như sau:
Cấu trúc danh mục thuốc và phân hạng sử dụng
1. Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm tại Phụ lục 01 được sắp xếp vào 27 nhóm lớn theo tác dụng điều trị, được phân thành 8 cột, cụ thể như sau:
...
d) Cột 4, 5, 6, 7: Ghi hạng bệnh viện được sử dụng. Thuốc, hoạt chất trong Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm trong Danh mục tại Phụ lục 01 được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hạng bệnh viện, cụ thể như sau:
- Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I sử dụng các thuốc quy định tại cột 4;
- Bệnh viện hạng II sử dụng các thuốc quy định tại cột 5;
- Bệnh viện hạng III và hạng IV, bao gồm cả phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố sử dụng các thuốc quy định tại cột 6;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan và tương đương sử dụng các thuốc quy định tại cột 7;
...
Áp dụng quy định trên vào mục 12.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 01/03/2023) thì các loại thuốc suy tim được sử dụng tại các hạng bệnh viện như sau:
- Carvedilol (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố.
- Digoxin (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố.
- Digoxin (tiêm) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan và tương đương. Lưu ý: Đối với phòng khám đa khoa và trạm y tế xã: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị cấp cứu.
- Dobutamin (tiêm) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố.
- Dopamin hydroclorid (tiêm) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố.
- Ivabradin (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV, phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố.
- Milrinon (uống) được sử dụng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?