Điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung thì có bị vô hiệu không?
Điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung thì có bị vô hiệu không?
Căn cứ theo Điều 53 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Các điều ước xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung
Mọi điều ước mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung đều là vô hiệu. Nhằm mục đích của Công ước này, một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung là một quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy phạm không thể vi phạm và chỉ có thể sửa đổi bằng một quy phạm mới khác của pháp luật quốc tế chung có cùng tính chất.
Theo đó, điều ước quốc tế mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung đều là vô hiệu.
Nhằm mục đích của Công ước này, một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung là một quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy phạm không thể vi phạm và chỉ có thể sửa đổi bằng một quy phạm mới khác của pháp luật quốc tế chung có cùng tính chất.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Việc chấm dứt một điều ước quốc tế của một bên có thể diễn ra khi nào?
Căn cứ theo Điều 54 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước theo các quy định của điều ước đó hoặc do sự đồng ý của các bên.
Việc chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước của một bên có thể diễn ra:
a) Chiểu theo các quy định của điều ước; hoặc
b) Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia ký kết khác.
Như vậy, việc chấm dứt một điều ước quốc tế của một bên có thể diễn ra khi:
- Chiểu theo các quy định của điều ước; hoặc
- Vào bất kỳ thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia ký kết khác.
Trong điều ước quốc tế vi phạm như thế nào được xem là vi phạm nghiêm trọng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước do hậu quả của việc vi phạm
1. Một sự vi phạm nghiêm trọng một điều ước hai bên bởi một trong các bên sẽ tạo cho bên kia quyền nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước.
2. Một sự vi phạm nghiêm trọng điều ước nhiều bên bởi một trong các bên sẽ tạo quyền:
a) Cho các bên khác, tiến hành theo một thỏa thuận chung, tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ hoặc chấm dứt điều ước:
(i). Trong quan hệ giữa các bên đó với quốc gia vi phạm; hoặc
(ii). Giữa tất cả các bên;
b) Cho một bên bị thiệt hại đặc biệt do vi phạm, nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước trong quan hệ giữa bên này và quốc gia vi phạm;
c) Cho bất kỳ bên nào, mà không phải là quốc gia vi phạm, nêu lên sự vi phạm như là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước quan hệ với bên đó, trong trường hợp này một vi phạm nghiêm trọng các quy định của điều ước bởi một bên sẽ gây ra thay đổi triệt để tình hình của mỗi bên liên quan đến việc thi hành sau đó những nghĩa vụ theo điều ước.
3. Theo quy định của điều luật này, vi phạm điều ước bị coi là nghiêm trọng:
a) Một sự khước từ điều ước không theo các quy định của Công ước này; hoặc
b) Sự vi phạm một quy định căn bản cho việc thực hiện đối tượng hoặc mục đích của điều ước.
4. Các điều khoản trên sẽ được hiểu không phương hại đến các quy định của điều ước được áp dụng trong trường hợp vi phạm.
5. Các quy định từ khoản 1 đến khoản 3 sẽ không áp dụng đối với các quy định nhằm bảo hộ quyền con người trong các điều ước có tính chất nhân đạo, mà đặc biệt là đối với các quy định cấm tất cả các hình thức báo thù liên quan đến những người được bảo hộ bởi các điều ước như thế.
Như vậy, một sự vi phạm nghiêm trọng một điều ước hai bên bởi một trong các bên sẽ tạo cho bên kia quyền nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?