Định lượng của hàng hóa là gì? Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào theo quy định?
Định lượng của hàng hóa là gì?
Định lượng của hàng hóa được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Định lượng của hàng hóa là lượng hàng hóa được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa;
Theo đó, định lượng của hàng hóa là lượng hàng hóa được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa.
Định lượng của hàng hóa là gì? (Hình từ Internet)
Tên khoa học của thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp nào được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa?
Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Theo đó, các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa gồm:
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Như vậy, tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa.
Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào?
Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn theo quy định tại Mục 2 Phụ lục II kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
TT | TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HÓA | CÁCH GHI |
1 | - Hàng hóa dạng rắn, khí. - Hàng hóa là hỗn hợp rắn và lỏng. - Hàng hóa là khí nén. | - Khối lượng tịnh. - Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn. - Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực (hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực). |
2 | - Hàng hóa dạng nhão, keo sệt. - Hàng hóa dạng nhão có trong các bình phun. | - Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực. - Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun. |
3 | - Hàng hóa dạng lỏng. - Hàng hóa dạng lỏng trong các bình phun. | - Thể tích thực ở 20 °C. - Thể tích thực ở 20 °C gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun. |
4 | Thuốc dùng cho người; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật: - Dạng viên; - Dạng bột; - Dạng lỏng; - Thuốc kích dục cho cá đẻ. | - Số lượng viên, khối lượng 1 viên. - Khối lượng tịnh. - Thể tích thực. - Đơn vị Quốc tế UI hoặc IU. - Số bào tử. |
5 | Giống cây trồng: Hạt giống. | - Khối lượng tịnh. |
6 | Giống thủy sản | - Lượng tế bào; - Số con hoặc số cá thể; - Khối lượng tịnh. |
7 | Hàng hóa là vật phẩm gồm nhiều cỡ khác nhau theo kích thước bề mặt của chúng. | Kích thước bề mặt: chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính hoặc đường chéo. |
8 | Hàng hóa dạng lá xếp theo tấm. | Độ dày, diện tích hoặc (chiều dài) x (chiều rộng) của 1 tấm. |
9 | Hàng hóa dạng lá xếp theo cuộn. | Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn. |
10 | Hàng hóa dạng sợi, dạng thanh. - Nếu sợi, thanh được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ hơn - Nếu sợi, thanh có vỏ bọc. | Tiết diện hoặc những thông số tương đương (những thông số có thể suy ra được tiết diện đó) và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh. - Ghi tiết diện/sợi, số lượng sợi và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của sợi hoặc thanh. - Ghi thêm chiều dày lớp vỏ bọc. |
11 | Đường ống. | Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống. |
12 | Lưới tấm. | Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh. |
13 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật dụng. | Kích thước của khối sản phẩm, hàng hóa đó. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?