Định mức ăn của người bị tạm giam là phụ nữ có thai có khác biệt gì với người bị tạm giam khác không?

Cho hỏi: Định mức ăn của người bị tạm giam là phụ nữ có thai có khác biệt gì với người bị tạm giam khác không? Trường hợp người bị tạm giam sinh con trong quá trình tạm giam thì được hưởng những quyền lợi gì? câu hỏi của anh Nam (Hà Nội).

Phụ nữ có thai là người bị tạm giam có được giam tại buồng riêng hay không?

Tại Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
a) Người bị tạm giữ;
b) Người bị tạm giam;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Phụ nữ;
đ) Người nước ngoài;
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
i) Người bị kết án tử hình;
k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

Chiếu theo quy định này thì phụ nữ có thai có thể được bố trí tạm giam tại buồng riêng.

Định mức ăn của người bị tạm giam là phụ nữ có thai có khác biệt gì với người bị tạm giam khác?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.
Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ.
2. Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định tại khoản 1 Điều này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.
4. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
5. Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Theo đó, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường của người bị tạm giam và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.

Định mức ăn của người bị tạm giam là phụ nữ có thai có khác biệt gì với người bị tạm giam khác không?

Định mức ăn của người bị tạm giam là phụ nữ có thai có khác biệt gì với người bị tạm giam khác không? (Hình từ internet)

Trường hợp người bị tạm giam sinh con trong quá trình tạm giam thì được hưởng những quyền lợi gì?

Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).
2. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại cơ sở giam giữ.

Chiếu theo quy định này, nếu người bị tạm giam sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Sau đó, cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.

Người bị tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người bị tạm giam có được đọc báo hay không?
Pháp luật
Người bị tạm giam được gặp người thân bao nhiêu lần trong một tháng? Trường hợp nào người bị tạm giam không được gặp người thân của mình?
Pháp luật
Người bị tạm giam là người nước ngoài không được gặp thân nhân khi thân nhân cố ý vi phạm nội quy mấy lần?
Pháp luật
Có giữ thẻ căn cước của người đang bị tạm giam không? Nếu có thì ai là người giữ? Được sử dụng thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ không?
Pháp luật
Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không?
Pháp luật
Người bị tạm giam khi bị ốm đau sẽ được khám và điều trị ở đâu? Nếu mắc bệnh nặng thì chi phí khám bệnh sẽ do ai chi trả?
Pháp luật
Người bị tạm giam có được nhận quà của người thân hay không? Người bị tạm giam có được nhận tiền của người thân gửi qua bưu điện hay không?
Pháp luật
Con trên 36 tháng tuổi có được ở cùng với mẹ trong trại tạm giam không? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với mẹ bị tạm giam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người nước ngoài bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có chế độ ăn theo tiêu chuẩn định lượng mỗi ngày như thế nào?
Pháp luật
Người bị tạm giam theo quy định của pháp luật có được sử dụng sách kinh phật trong thời gian bị tạm giam hay không?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tạm giam có bao gồm biên bản giao nhận người bị tạm giam không? Khi tiếp nhận người bị tạm giam thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm lập danh bản người bị tạm giam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người bị tạm giam
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,641 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người bị tạm giam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người bị tạm giam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào