Định mức chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng đối với các khóa nâng cao kiến thức chuyên môn là bao nhiêu?
- Có phải mọi cơ sở đào tạo tại Việt Nam đều có thể đào tạo lưu học sinh hiệp định hay không?
- Định mức chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng đối với các khóa nâng cao kiến thức chuyên môn là bao nhiêu?
- Kinh phí chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam được lấy từ những nguồn nào?
Có phải mọi cơ sở đào tạo tại Việt Nam đều có thể đào tạo lưu học sinh hiệp định hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 55/2020/TT-BTC quy định về cơ sở đào tạo lưu học sinh hiệp định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định về giáo dục đào tạo: là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài về lĩnh vực giáo dục đào tạo làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Cơ sở giáo dục tại Việt Nam có đào tạo lưu học sinh hiệp định: cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định.
3. Lưu học sinh hiệp định: là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học, lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Theo quy đinh trên thì việc đào tạo lưu học sinh hiệp định sẽ do các cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo thì mới được phép đào tạo lưu học sinh Hiệp định.
Định mức chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng đối với các khóa nâng cao kiến thức chuyên môn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Định mức chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng đối với các khóa nâng cao kiến thức chuyên môn là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 55/2020/TT-BTC quy định về định mức chi đào tao lưu học sinh như sau:
Chi đào tạo lưu học sinh
1. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh
a) Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại ký túc xá; chi tham quan; chi làm hồ sơ thủ tục nhập học; chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp; chi tặng phẩm; chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác: bảo hiểm y tế cho lưu học sinh trong thời gian thực tế học ở Việt Nam (mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên); chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm; chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn.
2. Định mức chi đào tạo lưu học sinh
a) Dạy tiếng Việt cho lưu học sinh để thi tuyến vào bậc đại học, sau đại học: 2.576.000 đồng/người/tháng;
b) Đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật về giáo dục - đào tạo: 2.576.000 đồng/người/tháng;
c) Các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 5.485.000 đồng/người/tháng;
d) Các cơ sở giáo dục thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
...
Theo đó, định mức chi đào tạo lưu học sinh diện hiệp định tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn là 5.485.000 đồng/người/tháng.
Kinh phí chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 55/2020/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí chi đào tạo lưu học sinh hiệp định như sau:
Nguyên tắc quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
1. Nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách) cấp cho các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
2. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Các cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh hiệp định sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi cho các nội dung: Chi đào tạo lưu học sinh; Chi hỗ trợ 01 lần trang cấp ban đầu cho lưu học sinh khi sang học tại Việt Nam; Chi sinh hoạt phí (học bổng) hàng tháng cho lưu học sinh trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam.
b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi đào tạo lưu học sinh hiệp định.
...
Như vậy, kinh phí chi đào tạo lưu học sinh hiệp định tại Việt Nam được lấy từ những nguồn sau:
(1) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách) cấp cho các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
(2) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục;
(3) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?