Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với bên mời quan tâm trong đấu thầu trực tiếp thực hiện như thế nào?
Bên mời quan tâm trong đấu thầu theo Nghị định 23 gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
2. Bên mời quan tâm là cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế; Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao thực hiện thủ tục mời quan tâm.
...
Theo đó, bên mời quan tâm trong đầu thầu sẽ bao gồm những cơ quan sau:
- Cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ;
- Cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao thực hiện thủ tục mời quan tâm.
Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với bên mời quan tâm trong đấu thầu trực tiếp thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với bên mời quan tâm trong đấu thầu trực tiếp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp bên mời thầu trong đấu thầu trực tiếp thực hiện bao gồm:
- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
- Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
- Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
Nội dung chi áp dụng đối với trường hợp bên mời quan tâm trong đấu thầu trực tiếp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 66 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
...
2. Trường hợp thuê tư vấn để thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này thì chi phí lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng như sau:
a) Chi phí được xác định căn cứ nội dung, phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định của pháp luật và các yếu tố khác;
b) Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng vốn đầu tư.
3. Nội dung chi áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:
a) Chi phí khảo sát thu thập thông tin dự án làm cơ sở lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, gồm chi phí lập đề xuất dự án đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
b) Chi vật tư văn phòng, dịch thuật và chi tuyên truyền, liên lạc;
c) Chi hội nghị phục vụ công tác mời quan tâm, mời thầu, mở thầu;
d) Chi phí liên quan đến đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
đ) Chi phí khác để lập hồ sơ mời quan tâm; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư; mở thầu, giải quyết kiến nghị.
...
Theo đó, nội dung chi áp dụng đối với trường hợp bên mời quan tâm trong đấu thầu được trực tiếp thực hiện như sau:
- Chi phí khảo sát thu thập thông tin dự án làm cơ sở lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, gồm chi phí lập đề xuất dự án đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
- Chi vật tư văn phòng, dịch thuật và chi tuyên truyền, liên lạc;
- Chi hội nghị phục vụ công tác mời quan tâm, mời thầu, mở thầu;
- Chi phí liên quan đến đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Chi phí khác để lập hồ sơ mời quan tâm; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư; mở thầu, giải quyết kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?