Định mức cơ sở vật chất là gì? Định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có những nội dung nào?
Định mức cơ sở vật chất là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cần thiết để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
5. Định mức cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu thực hành thực tập và các khu chức năng khác) để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo đó, định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được hiểu là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu thực hành thực tập và các khu chức năng khác) để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Định mức cơ sở vật chất là gì? Định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, định mức cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có nội dung như sau:
(1) Định mức sử dụng khu học lý thuyết cho 01 người học:
Đlt = Slt x Tlt
Trong đó:
- Đlt: Định mức sử dụng khu học lý thuyết của 01 người học trong quá trình đào tạo (đơn vị tính m2 x giờ/người học);
- Slt: Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học tại khu học lý thuyết trong quá trình đào tạo (đơn vị tính m2/người học);
- Tlt: Tổng thời gian sử dụng tại khu học lý thuyết của 01 người học trong quá trình đào tạo (đơn vị tính giờ).
(2) Định mức sử dụng từng khu thực hành, thực tập, thí nghiệm của 01 người học trong quá trình đào tạo:
Đth = Sth x Tth
Trong đó:
- Đth: Định mức sử dụng từng khu thực hành, thực tập, thí nghiệm của 01 người học trong quá trình đào tạo (m2 x giờ/người học);
- Sth: Diện tích sử dụng trung bình từng khu thực hành, thực tập, thí nghiệm của 01 người học trong quá trình đào tạo (m2/người học);
- Tth: Tổng thời gian sử dụng từng khu thực hành, thực tập, thí nghiệm của 01 người học trong quá trình đào tạo (giờ).
(3) Định mức các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật khác trong trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với tổng định mức khu học lý thuyết và khu thực hành, thực tập, thí nghiệm.
Việc thẩm định trình ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Trình tự xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:
a) Căn cứ vào Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tổ chức, cá nhân được giao xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng dịch vụ sự nghiệp công;
b) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập ban soạn thảo để thực hiện;
c) Lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật. Hồ sơ bao gồm các nội dung cơ bản: tờ trình; dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật; báo cáo tổng kết thực tiễn; báo cáo thuyết minh về phương pháp xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật và các tài liệu liên quan khác.
2. Thẩm định, trình ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này, giao nhiệm vụ cho 01 đơn vị chuyên môn chủ trì thẩm định hoặc thành lập Hội đồng thẩm định (trong trường hợp cần thiết) để thẩm định.
Đơn vị xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định và gửi đơn vị chuyên môn chủ trì thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.
Theo đó, việc thẩm định trình ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được quy định như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT, giao nhiệm vụ cho 01 đơn vị chuyên môn chủ trì thẩm định hoặc thành lập Hội đồng thẩm định (trong trường hợp cần thiết) để thẩm định.
- Đơn vị xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định và gửi đơn vị chuyên môn chủ trì thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?
- Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 2025? Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ gì?
- Phạm vi, đối tượng áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP như thế nào? Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định gì?
- Hãy kể về 1 kỷ niệm sâu sắc trong lòng em hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Mùng 7 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Tiền lương làm thêm giờ vào mùng 7 Tết được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?