Định mức miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được quy định cụ thể như thế nào?
Định mức miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được quy định cụ thể như thế nào?
Tại Điều 6 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định về nội dung này. Cụ thể như sau:
Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:
a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;
b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;
Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
2. Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế; người điều khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế; sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển; lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được miễn thuế 01 lần. Định mức quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.
3. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi, không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức.
4. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
5. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định này.
Theo quy định trên thì chỉ có định mức đối với hàng hóa nhập khẩu, còn đối với hành lý của người xuất cảnh không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức.
Định mức miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được quy định cụ thể như thế nào?
Hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu gồm các loại giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 và điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh tại Việt Nam là hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm một trong các chứng từ sau:
- Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí: 01 bản chụp
- Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp
- Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp
- Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định tại khoản 11, khoản 15, khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 01 bản chính
- Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, đ khoản 1 Điều 28 Nghị định này: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
Thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) về thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu như sau:
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan
...
3. Thủ tục miễn thuế:
a) Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
b) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
c) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế kê khai chi tiết hàng hóa trên tờ khai hải quan. Trường hợp không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan, người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này và đính kèm tờ khai hải quan. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?