Định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu là gì? Công thức tính định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu?
Định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì:
Định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu.
- Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh… thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2;
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
Lưu ý: Định mức thực tế được cung cấp ngay sau khi tổ chức, cá nhân xác định xong định mức thực tế của mã sản phẩm và chỉ cung cấp một lần cho một mã sản phẩm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn cung cấp định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư theo từng mã sản phẩm thì không phải cung cấp thông tin định mức thực tế.
Định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu là gì? Công thức tính định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Công thức tính định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu?
Công thức tính định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:
Lượng nguyên liệu, vật tư thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm.
Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư | = | Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu _____________________ Tổng số lượng sản phẩm thu được |
Trong đó:
- Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bằng tổng lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào để sản xuất sản phẩm trừ lượng nguyên liệu vật tư thu hồi và lượng nguyên liệu, vật tư đang dở dang trên dầy chuyền tính tới thời điểm xác định định mức để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Tổng số lượng sản phẩm thu được: là tổng số lượng thu được cho tới thời điểm xác định định mức.
Mục đích của việc sử dụng định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu:
Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu
...
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.
Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).
Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tư này.
3. Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?