Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở là bao nhiêu? Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên được tính như thế nào?
Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học cơ sở được tính như thế nào?
Tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành có nêu:
"Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ
1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:
a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
...
d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).
...
đ) Định mức giờ dạy/năm được tính theo quy định tại các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch này. Cụ thể như sau:
...
- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học);"
Theo đó, khi xác định thiếu tiết hay thừa tiết (nhằm tính lương dạy thêm giờ) thì sẽ căn cứ vào Định mức giờ dạy/năm của giáo viên trung học cơ sở.
Mà định mức này sẽ căn cứ dựa theo Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).
Vì vậy, kế toán đơn vị anh xác định lấy 20 tiết/tuần x 37 tuần là không đúng, định mức theo tuần của giáo viên trung học cơ sở chỉ là 19 tiết mà thôi.
Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở: Tải về
Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở là bao nhiêu?
Cũng theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (Điều này được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 01/08/2017), định mức tiết dạy mỗi tuần của giáo viên là:
"Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành."
Có thể thấy, tùy theo cấp dạy mà định mức tiết dạy của giáo viên sẽ có sự khác nhau.
Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (Điều này được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 01/08/2017) Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thời gian làm việc của giáo viên phổ thông được quy định như sau:
"Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học."
Như vậy, tùy vào cấp dạy của giáo viên mà thời gian làm việc đối với giáo viên trung học cơ sở được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?