Đoàn của viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài sau khi về nước phải gửi báo cáo trong thời gian bao lâu?
Đoàn của viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài sau khi về nước phải gửi báo cáo trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn phải được gửi về các cơ quan sau:
a) Bộ Nội vụ (nếu đoàn đi bồi dưỡng thuộc kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hằng năm của Bộ Nội vụ).
b) Cơ quan quyết định thành lập đoàn.
2. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của học viên phải được gửi về các cơ quan sau:
a) Cơ quan quyết định thành lập đoàn.
b) Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều này (trừ các nội dung bí mật nhà nước theo quy định).
4. Hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài (nếu có) về Bộ Nội vụ.
Theo đó, chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn phải được gửi về các cơ quan sau:
+ Bộ Nội vụ (nếu đoàn đi bồi dưỡng thuộc kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hàng năm của Bộ Nội vụ);
+ Cơ quan quyết định thành lập đoàn.
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của học viên phải được gửi về các cơ quan sau:
+ Cơ quan quyết định thành lập đoàn;
+ Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan quyết định thành lập đoàn và Bộ Nội vụ.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ ngày 15/06/2023) như sau:
Chế độ báo cáo
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hàng năm về Bộ Nội vụ.
2. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn phải được gửi về các cơ quan sau:
a) Bộ Nội vụ (nếu đoàn đi bồi dưỡng thuộc kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hàng năm của Bộ Nội vụ);
b) Cơ quan quyết định thành lập đoàn.
3. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của học viên phải được gửi về các cơ quan sau:
a) Cơ quan quyết định thành lập đoàn;
b) Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày đoàn về nước, báo cáo của đoàn được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan quyết định thành lập đoàn và Bộ Nội vụ.
Đào tạo viên chức (Hình từ Internet)
Viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài sẽ bị xử lý vi phạm khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2018/TT-BNV, như sau:
Xử lý vi phạm
Những trường hợp sau đây, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức:
1. Trưởng đoàn thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra những hiện tượng tiêu cực; hoạt động của đoàn trong thời gian ở nước ngoài không đúng với mục đích và không hoàn thành chương trình của khóa bồi dưỡng;
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng không chấp hành quy định của đoàn, bỏ học không có lý do; vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc pháp luật của nước sở tại; không chấp hành các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, kỷ luật phát ngôn, giữ bí mật của Nhà nước; về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép);
3. Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Như vậy, có thể rằng viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài sẽ bị xử lý vi phạm khi:
- Viên chức được cử đi bồi dưỡng không chấp hành quy định của đoàn, bỏ học không có lý do; vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc pháp luật của nước sở tại;
- Không chấp hành các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, kỷ luật phát ngôn, giữ bí mật của Nhà nước; về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép);
- Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Viên chức đi đào tạo bồi dưỡng sẽ được phân cấp quản lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019, thì như viên chức đi đào tạo bồi dưỡng sẽ được phân cấp quản lý sau:
- Bộ trưởng quyết định cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng thuộc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ và các khóa bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị phân bổ chỉ tiêu cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quản lý công chức, viên chức trực thuộc Bộ theo Quyết định 103/QĐ-BKHCN năm 2019 về ban hành Danh sách các đơn vị được phân cấp quản lý công chức, viên chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định cử, quản lý công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng khác theo Quy định phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-BKHCN năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?