Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng được thành lập trong trường hợp nào?
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng được thành lập trong trường hợp nào?
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BQP như sau:
Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (cấp sư đoàn; lữ đoàn, trung đoàn độc lập hoặc tương đương).
a) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ huy đơn vị quyết định thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo thông tư này;
b) Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm: Người chỉ huy đơn vị hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn; đại diện các cơ quan: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (hoặc đại diện tập thể người lao động khi đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở); quân y; quân huấn (tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao); người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị; người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
...
Như vậy, theo quy định, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng được thành lập khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động.
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng được thành lập trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm những ai?
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BQP như sau:
Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (cấp sư đoàn; lữ đoàn, trung đoàn độc lập hoặc tương đương).
a) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ huy đơn vị quyết định thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo thông tư này;
b) Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm: Người chỉ huy đơn vị hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn; đại diện các cơ quan: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (hoặc đại diện tập thể người lao động khi đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở); quân y; quân huấn (tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao); người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị; người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
c) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý nhưng nạn nhân là người thuộc đơn vị khác thì chỉ huy đơn vị nơi để xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; thành phần theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, đồng thời mời đại diện chỉ huy đơn vị của người bị tai nạn lao động tham gia đoàn điều tra.
...
Như vậy, theo quy định, thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng gồm:
(1) Người chỉ huy đơn vị hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn;
(2) Đại diện các cơ quan:
- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (hoặc đại diện tập thể người lao động khi đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở);
- Quân y;
- Quân huấn (tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao);
- Người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị;
- Người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2017/TT-BQP như sau:
Nhiệm vụ của thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động
1. Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ:
a) Quyết định tiến hành điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng mặt một trong các thành viên đoàn điều tra;
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên trong đoàn điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
2. Các thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của đoàn điều tra tai nạn lao động;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động thì báo cáo chỉ huy cơ quan trực tiếp quản lý mình;
c) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Như vậy, theo quy định, Trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Quyết định tiến hành điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng mặt một trong các thành viên đoàn điều tra;
(2) Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên trong đoàn điều tra;
(3) Tổ chức thảo luận về kết quả điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả điều tra tai nạn lao động;
(4) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?