Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? Thành phần Đoàn điều tra gồm những ai?
Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào?
Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều tra tai nạn lao động hàng hải
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở
Chủ tàu hoặc thuyền trưởng trong trường hợp được chủ tàu ủy quyền bằng văn bản có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động hàng hải nhẹ, tai nạn lao động hàng hải nặng làm bị thương nặng một thuyền viên thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở tuân thủ theo các quy định pháp luật về lao động.
2. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh
Ngay khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên, Cảng vụ hàng hải khu vực chủ trì quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tại địa phương thực hiện việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh bao gồm:
a) Đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn;
...
Như vậy, theo quy định, đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp:
- Xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc;
- Tai nạn lao động hàng hải nặng làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên.
Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh bao gồm những ai?
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều tra tai nạn lao động hàng hải
...
2. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh
Ngay khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên, Cảng vụ hàng hải khu vực chủ trì quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tại địa phương thực hiện việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh bao gồm:
a) Đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn;
b) Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;
c) Đại diện Sở Y tế, Thành viên;
d) Đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Thành viên;
đ) Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
...
Như vậy, theo quy định, thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh bao gồm:
(1) Đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn;
(2) Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;
(3) Đại diện Sở Y tế, Thành viên;
(4) Đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Thành viên;
(5) Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
Ai có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải?
Việc lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải
1. Chủ tàu có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải. Trong một vụ tai nạn lao động hàng hải nếu có nhiều thuyền viên bị tai nạn lao động thì mỗi thuyền viên bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
2. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Việc lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải được quy định như sau:
a) Chủ tàu lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP;
b) Cơ quan thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Đồng thời, căn cứ khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải được quy định như sau:
(1) Chủ tàu có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian:
- 15 năm đối với vụ tai nạn lao động hàng hải chết người;
- Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động hàng hải khác.
(2) Cơ quan thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?