Đoàn kiểm tra hoạt động Thừa phát lại thực hiện theo trình tự thủ tục ra sao? Thành viên của Đoàn kiểm tra gồm những đối tượng nào?
Thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động Thừa phát lại gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về Đoàn kiểm tra hoạt động Thừa phát lại như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra gồm có Trưởng Đoàn và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này. Các thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
2. Trưởng Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Lập biên bản kiểm tra, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
3. Các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra và có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng kiểm tra.
Theo quy định thì Đoàn kiểm tra gồm có:
- Trưởng Đoàn
- Thành viên Đoàn kiểm tra.
Trưởng Đoàn kiểm tra là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra theo quy định.
Các thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
Đoàn kiểm tra hoạt động Thừa phát lại thực hiện theo trình tự thủ tục ra sao? Thành viên của Đoàn kiểm tra gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Đoàn kiểm tra hoạt động Thừa phát lại thực hiện thủ tục kiểm tra như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về trình tự thủ tục kiểm tra như sau:
Trình tự, thủ tục kiểm tra
1. Công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
2. Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
3. Lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại sau khi kết thúc kiểm tra.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại (nếu có).
Theo đó, Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Công bố nội dung, chương trình kiểm tra
Đoàn kiểm tra công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
Bước 2: Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo
Khi đã tiến hành công bố nội dung, chương trình thì Đoàn kiểm tra sẽ đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra
Sau khi kết thúc kiểm tra hoạt động Thừa phát lại, Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại của tổ chức.
Bước 4: Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có)
Trong trường hợp phát hiện sai phạm trong quá trình hoạt động Thừa phát lại của tổ chức thì Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại nếu có vi phạm.
Văn phòng Thừa phát lại sẽ có những quyền hạn gì khi được Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hoạt động?
Căn cứ Điều 37 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về quyền của đối tượng kiểm tra như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra
1. Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây:
a) Đề nghị thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật;
b) Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra;
c) Từ chối cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì khi được Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hoạt động thì văn phòng Thừa phát lại sẽ có một số quyền hạn sau:
(1) Đề nghị thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật;
(2) Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra;
(3) Từ chối cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
(4) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;
(5) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?