Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?

Cho tôi hỏi Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng? Có những hình thức nào trong việc giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế quốc phòng? Câu hỏi của chị N.T.H.D từ Long An.

Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng?

Trách nhiệm của Đoàn kinh tế quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:

Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
...
3. Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
d) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
4. Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
b) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.

Như vậy, trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng, Đoàn kinh tế quốc phòng có các trách nhiệm sau đây:

(1) Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;

(2) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;

(3) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;

(4) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.

Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?

Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng? (Hình từ Internet)

Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?

Trách nhiệm của Đoàn kinh tế quốc phòng trong việc bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:

Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
...
b) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
d) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
4. Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
b) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.

Như vậy, trong việc bảo vệ và phát triển rừng, Đoàn kinh tế quốc phòng có các trách nhiệm sau đây:

(1) Tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng;

Kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;

(2) Đoàn kinh tế quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.

Có những hình thức nào trong việc giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế quốc phòng?

Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững được quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:

Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
...
2. Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững, gồm:
a) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;
c) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;
d) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;
đ) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;
e) Các hình thức sản xuất khác.
3. Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
...

Như vậy, theo quy định, các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững bao gồm:

(1) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;

(2) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;

(3) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;

(4) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;

(5) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;

(6) Các hình thức sản xuất khác.

Đoàn kinh tế quốc phòng Tải về trọn bộ các văn bản về Đoàn kinh tế quốc phòng hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đoàn kinh tế quốc phòng được hiểu là gì? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng?
Pháp luật
Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?
Pháp luật
Đoàn kinh tế quốc phòng bổ sung nhiệm vụ thì có phải tổ chức lại hay không? Trình tự tổ chức lại thực hiện thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng là gì? Đoàn kinh tế quốc phòng có chức năng thế nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng như thế nào? Phải tổ chức lại Đoàn kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đoàn kinh tế quốc phòng
416 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đoàn kinh tế quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đoàn kinh tế quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào