Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được xác định như thế nào?
- Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như thế nào?
- Để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông thông qua các thông số nào?
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
...
2. Đoạn sông được xác định như sau:
a) Một (01) đoạn sông được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này.
Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
b) Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
c) Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Theo đó, đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như sau:
- Một đoạn sông được xác định bởi 2 mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
- Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
- Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông thông qua các thông số nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 82 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Thông số để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho và các thông số quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng, tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp.
Như vậy, để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông thông qua các thông số: COD, BOD5, Amoni, tổng Ni-tơ, tổng Phốt-pho.
Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng, tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
2. Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
3. Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
4. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
5. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
- Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá.
- Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm.
- Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?