Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước bao gồm những ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của họ được quy định như thế nào?
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước bao gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước;
- Phó trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước;
- Các thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước.
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Nhiệm vụ
- Tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
- Xây dựng đề cương và yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn thanh tra.
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Đoàn thanh tra; quản lý các thành viên Đoàn thanh tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Lập biên bản thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra, ghi nhật ký Đoàn thanh tra.
- Tổ chức việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra.
- Thường xuyên báo cáo với Người ký quyết định thanh tra về tình hình hoạt động của Đoàn thanh tra, kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
(2) Quyền hạn
- Kiến nghị với Người ký quyết định thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật và các hiện vật, giấy tờ khác liên quan đến hành vi vi phạm khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý.
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật; đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Kiến nghị Người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra.
Phó Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định Phó Trưởng đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Phó trưởng đoàn thanh tra giúp Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo sự phân công cụ thể của Trưởng đoàn thanh tra.
- Khi được Trưởng đoàn thanh tra giao chỉ đạo, điều hành đoàn thanh tra bằng văn bản, Phó trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn như Trưởng đoàn thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định thế nào?
Theo Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra hoặc Tổ trưởng tổ thanh tra (trường hợp có Tổ thanh tra); báo cáo Trưởng đoàn, Tổ trưởng về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn, Tổ trưởng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn, Tổ trưởng về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản và nội dung đã báo cáo.
- Tham gia xây dựng báo cáo kết quả thanh tra.
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến cuộc thanh tra khi Trưởng đoàn, Tổ trưởng giao.
(2) Quyền hạn
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra sau khi có phê duyệt của Người ký quyết định thanh tra.
- Kiến nghị xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?