Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoạt động theo nguyên tắc gì? Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước làm việc tại các địa điểm nào?
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoạt động theo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra
Đoàn thanh tra hoạt động theo các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của KTNN, bảo đảm chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực;
2. Không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan.
Đối chiếu quy định trên, Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Kiểm toán nhà nước, bảo đảm chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực.
Đồng thời, không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan.
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoạt động theo nguyên tắc gì? Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước làm việc tại các địa điểm nào? (Hình từ Internet)
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước làm việc tại các địa điểm nào?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Địa điểm thanh tra
Theo yêu cầu và tính chất của từng Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra KTNN làm việc tại các địa điểm sau:
1. Tại KTNN và các đơn vị trực thuộc KTNN;
2. Tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra;
3. Những địa điểm khác có liên quan đến hoạt động thanh tra.
Theo đó, Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước làm việc tại các địa điểm sau:
- Tại Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước;
- Tại nơi làm việc của đối tượng thanh tra;
- Những địa điểm khác có liên quan đến hoạt động thanh tra.
Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra
1. Đối với Người có thẩm quyền ký quyết định thanh tra
Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Đối với thành viên Đoàn thanh tra
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
b) Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
c) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
d) Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
e) Nhận hối lộ.
3. Đối với đối tượng thanh tra
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra.
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
d) Đưa, môi giới hối lộ.
Như vậy, những hành vi sau đây hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước như sau:
- Đối với Người có thẩm quyền ký quyết định thanh tra:
+ Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
- Đối với thành viên Đoàn thanh tra:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
+ Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
+ Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
+ Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Nhận hối lộ.
- Đối với đối tượng thanh tra:
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
+ Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra.
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
+ Đưa, môi giới hối lộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?