Đoàn thanh tra nội bộ cơ sở giáo dục là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra nội bộ được quy định như thế nào?
Đoàn thanh tra nội bộ ở cơ sở giáo dục đào tạo là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra nội bộ được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đoàn thanh tra nội bộ
1. Đoàn thanh tra nội bộ là Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Đoàn thanh tra nội bộ có Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn (nếu cần) và các thành viên Đoàn thanh tra.
....
Theo đó, Đoàn thanh tra nội bộ là Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.
Đoàn thanh tra nội bộ có Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn (nếu cần) và các thành viên Đoàn thanh tra.
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định Trưởng đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra;
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra;
- Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc trường cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra;
- Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật và báo cáo với người ra quyết định thanh tra trong thời gian không quá 24 giờ;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm của các đối tượng trong trường khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và báo cáo với người ra quyết định thanh tra trong thời gian không quá 24 giờ;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với Đoàn thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Đoàn thanh tra; quản lý các thành viên Đoàn thanh tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để giải quyết các kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra;
- Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra; báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra nội bộ được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Đoàn thanh tra. như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra, báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra;
- Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao; kiến nghị việc xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
- Tham gia xây dựng báo cáo kết quả thanh tra;
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến cuộc thanh tra khi Trưởng đoàn thanh tra giao.
Người lao động tham gia vào Đoàn thanh tra nội bộ sẽ được hưởng những chế độ nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chế độ đối với cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ
...
3. Công chức, viên chức, người lao động khi tham gia Đoàn thanh tra nội bộ được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Theo đó, căn cứ trên quy định người lao động khi tham gia Đoàn thanh tra nội bộ được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Dẫn chiếu theo Điều 7 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục
Cộng tác viên thanh tra giáo dục sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục hiện đang công tác, được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ khi tham gia Đoàn thanh tra (không bao gồm thanh tra các kỳ thi) như sau:
1. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 3 tiết (hoặc giờ dạy) định mức.
2. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên, giảng viên ở các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 1,5 giờ chuẩn giảng dạy.
3. Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục không phải là giáo viên, giảng viên: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 6 giờ định mức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?