Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác mua hàng mới được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác mua hàng mới được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm thực hiện những hành vi sau đây:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
...
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hành vi yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định thì mới được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là vi phạm quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác mua hàng mới được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp yêu cầu người khác phải mua hàng để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với các hành vi sau:
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
...
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
...
10. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5, 8 và 9 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có hành vi yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp bán hàng đa cấp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Ngoài ra, nếu hành vi này được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên mức xử phạt hành chính bằng 02 lần mức xử phạt ban đầu.
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải có những nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
- Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
- Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
- Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
- Quy định về việc mua lại hàng hóa;
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?