Doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã thực hiện ký quỹ tại ngân hàng được rút tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã thực hiện ký quỹ tại ngân hàng được rút tiền ký quỹ trong trường hợp nào?
Rút tiền ký quỹ tại ngân hàng (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định về rút tiền ký quỹ như sau:
Rút tiền ký quỹ
1. Khi có nhu cầu rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần cung cấp thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính); hoặc văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
Theo đó, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần cung cấp các hồ sơ sau:
+ Thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính);
+ Văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
Tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ bao gồm:
Rút tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 50 Nghị định này tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
Ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ khi nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định về việc rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
Rút tiền ký quỹ
1. Khi có nhu cầu rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần cung cấp thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (bản chính); hoặc văn bản của Bộ Công Thương chấp thuận cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ do chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc do đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác (bản chính).
2. Ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Theo đó, ngân hàng nhận ký quỹ được cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP và khoản 4 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
- Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ có trách nhiệm xác nhận với Bộ Công Thương bằng văn bản trước khi cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
Ngân hàng nhận ký quỹ quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-NHNN thì ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo đúng quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
- Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ như sau:
Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
1. Hướng dẫn doanh nghiệp và thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, trả lãi số dư tiền gửi ký quỹ, quản lý tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và khi doanh nghiệp thay đổi thông tin trên giấy Xác nhận ký quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Có văn bản xác nhận và thông báo cho Bộ Công thương theo các quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và Thông tư này.
4. Báo cáo về tình hình ký quỹ của các doanh nghiệp khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai bút đầu năm 2025 ngày nào tốt, nên viết gì? Khai bút đầu năm 2025 cho học sinh? Nhiệm vụ của học sinh các cấp là gì?
- Cán bộ công chức nào được thưởng Tết theo Nghị định 73? Xử lý như thế nào khi đơn vị không sử dụng hết quỹ tiền thưởng Tết?
- Mức tiền thưởng Tết Âm lịch của công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu? Tiền thưởng Tết có đóng thuế không?
- Đối tượng áp dụng Nghị định 179/2024/NĐ-CP về thu hút nhân tài? Tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng chính sách này?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?