Doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt hành chính có được đầu tư ra nước ngoài? Sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài được không?
Doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt hành chính có được đầu tư ra nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 46/2023/NĐ-CP về điều kiện đầu tư ra nước ngoài như sau:
Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;
b) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định này;
c) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất;
d) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
...
Theo quy định trên thì nếu doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thì không đươc thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp bị xử phạt hành chính vẫn có thể đầu tư ra nước nếu:
(1) Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhưng tổng số tiền phạt chưa tới 400 triệu đồng Việt Nam trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
(2) Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính đối với vi phạm trong lĩnh vực không phải về kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt hành chính có được đầu tư ra nước ngoài? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài được không?
Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 29 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đầu tư vốn như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đầu tư vốn
...
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
b) Đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan theo quy định của pháp luật, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng;
c) Sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài dưới mọi hình thức;
d) Đầu tư ra nước ngoài không theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên thì hành vi sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
Cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (theo b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP).
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài dưới mọi hình thức.
Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành được không?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Quy định chung về đầu tư
...
2. Việc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm an toàn, thanh khoản, hiệu quả; tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư;
b) Dự phòng nghiệp vụ chỉ được đầu tư tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 100 của Luật này;
c) Không được vay để đầu tư, ủy thác đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
d) Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Quy định này không áp dụng với việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài;
đ) Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông, thành viên góp vốn hoặc người có liên quan với cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông, thành viên là tổ chức tín dụng;
e) Không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành;
...
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài không được mua mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành, trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?