Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không?
- Số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng và sức khỏe là bao nhiêu?
- Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp phải có thành tố nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không?
Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp:
a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quyền cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe với thời hạn là không quá 05 năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng, sức khỏe không? (Hình từ Internet)
Số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ rủi ro về tính mạng và sức khỏe là bao nhiêu?
Số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
2. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
3. Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định, số tiền bảo hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không được vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm bảo hiểm.
Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp phải có thành tố nào?
Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai
...
4. Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp:
a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
5. Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?