Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài hay không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài hay không?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm các tài liệu nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài tối đa bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài hay không?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài với hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Theo khoản 3 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cũng quy định:
Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ các quy định chung về đầu tư quy định tại Điều 99 của Luật này và các quy định sau đây:
+ Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
+ Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm đó;
+ Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
+ Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Tại điểm e khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.
Đồng thời tại điểm a khoản 3 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm không được nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ.
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP thì mục đích phát hành trái phiếu của doanh nghiệp như sau:
- Để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư;
- Cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài, trừ trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành và không được nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ.
Ngoài ra, việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng phải bảo đảm tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 100.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm các tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty về việc doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu giải trình về việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài: tài liệu phải nêu rõ: Quốc gia dự kiến đầu tư, mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự kiến hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).
- Quy trình nội bộ về đầu tư ra nước ngoài, bao gồm nội dung về cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp đề nghị chấp thuận thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện đầu tư ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ;
+ Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng quy định tại Điều 37 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
+ Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán tại thời điểm nộp báo cáo gần nhất.
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam tính tới thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài tối đa bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài tối đa bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được mua trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài tối đa 50% số tiền đầu tư ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?