Doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng văn hóa quản trị rủi ro bằng việc xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đúng không?
Văn hóa quản trị rủi ro là gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Thông tư 70/2022/TT-BTC giải thích về văn hóa quản trị rủi ro cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
...
11. Quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
12. Văn hóa quản trị rủi ro là giá trị văn hóa của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, thể hiện sự nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Theo đó, văn hóa quản trị rủi ro là giá trị văn hóa của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, thể hiện sự nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Trong đó, quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng văn hóa quản trị rủi ro bằng việc xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đúng không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng văn hóa quản trị rủi ro bằng việc xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 70/2022/TT-BTC về văn hóa quản trị rủi ro cụ thể như sau:
Văn hóa quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua việc ban hành và thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, chế độ khen thưởng, kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua việc ban hành và thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, chế độ khen thưởng, kỷ luật.
Theo đó, Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Nhân viên thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được giao một cách trung thực vì lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm; không lợi dụng chức vụ, thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm để thu lợi cá nhân, làm tổn hại tới lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Các cá nhân, bộ phận có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản này và các hành vi vi phạm quy định pháp luật, quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Lưu ý:
- Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2022/TT-BTC.
- Chế độ khen thưởng, kỷ luật phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời. Việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật phải được đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, cá nhân của doanh nghiệp bảo hiểm.
Quy định nội bộ về quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định các quy định nội bộ về quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau đây:
- Chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Quy trình xác định, đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro liên quan đến các rủi ro trọng yếu; báo cáo trao đổi thông tin, phản hồi về các thay đổi rủi ro và xử lý rủi ro;
- Các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó.
Các hạn mức rủi ro phải bảo đảm tuân thủ khẩu vị rủi ro và quy định nội bộ về quản trị rủi ro; được đánh giá lại định kỳ tối thiểu một năm một lần và đột xuất khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Các biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát các cá nhân, bộ phận tham gia vào các hoạt động đó.
- Kiểm tra sức chịu đựng đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
- Kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Kế hoạch này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua;
- Cơ chế báo cáo nội bộ về quản trị rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?