Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô với thời hạn tối đa bao lâu?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô với thời hạn tối đa bao lâu?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm trước khi cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô không?
- Bộ Tài chính phải có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô với thời hạn tối đa bao lâu?
Thời hạn cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp:
a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp:
a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
5. Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô với thời hạn cụ thể như sau:
(1) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
(2) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô với thời hạn tối đa bao lâu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm trước khi cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô không?
Căn cứ khoản 1, khoản 6 Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai thực hiện cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP; TẢI VỀ
(2) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
(3) Công thức, phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm gộp và tài liệu giải trình về cơ sở dùng để tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô dự kiến triển khai;
Nguyên tắc tăng, giảm phí bảo hiểm (nếu có).
Các tài liệu này phải có xác nhận của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
Bộ Tài chính phải có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô
...
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ sở, phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung, có xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
...
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?