Doanh nghiệp chế xuất thanh lý ô tô cho doanh nghiệp nội địa xuất hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào?
Hóa đơn là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP giải thích từ ngữ "hóa đơn" như sau:
"1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in."
Hóa đơn giá trị gia tăng (Hình từ Internet)
Sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ như sau:
"2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
[...] b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan".
Như vậy, về nguyên tắc doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan nên khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa sẽ sử dụng hóa đơn bán hàng.
Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khi doanh nghiệp chế xuất thanh lý ô tô cho doanh nghiệp nội địa có được không?
Vì theo quy định về sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp chế xuất sẽ sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng khi thanh lý tài sản (ví dụ như xe ô tô) phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, nếu như không có hóa đơn giá trị gia tăng thì thực tế là bạn phải liên hệ với cơ quan thuế nội địa để họ cấp hóa đơn.
Tuy nhiên, nếu xét theo quy định về những trường hợp được cấp hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định hiện hành tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì bạn lại không thuộc trường hợp nào cả. Bạn có thể tham khảo cụ thể tại Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"a.2) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
- Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua."
Tuy nhiên, một số Công văn sau trên thực tế có hướng dẫn như sau. Đơn cử như Công văn 109323/CTHN-TTHT năm 2020 về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:
"- Trường hợp thực hiện theo Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì khi bán vào nội địa Công ty liên hệ với cơ quan thuế nội địa để cơ quan thuế nội địa cấp 01 hóa đơn lẻ GTGT (theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính). Công ty sử dụng hóa đơn GTGT lẻ để xuất bán máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển được xác định bằng (=) số thuế GTGT ghi trên hóa đơn bán lẻ thanh lý máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển trừ (-) số thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu khi chuyển đổi mục đích sử dụng;"
Hoặc Công văn 11524/CT-TTHT năm 2017 về sử dụng hóa đơn khi thanh lý tài sản cố định do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành:
"Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất bán thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) đã qua sử dụng vào thị trường nội địa, Công ty đã nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập khẩu theo hình thức chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa với cơ quan hải quan thì đề nghị Công ty thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC để được cấp 01 hóa đơn GTGT lẻ xuất giao cho doanh nghiệp nội địa khi bán thanh lý TSCĐ. Số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động thanh lý TSCĐ được xác định bằng (=) số thuế GTGT ghi trên hóa đơn lẻ bán thanh lý TSCĐ trừ (-) số thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu khi chuyển đổi mục đích sử dụng."
Trong trường hợp này, để cụ thể hơn bạn cần liên hệ cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn cụ thể cho vấn đề doanh nghiệp chế xuất thanh lý ô tô cho doanh nghiệp nội địa xuất hóa đơn giá trị gia tăng thế nào.
Mặc dù các Công văn trên theo hướng là liên hệ cơ quan thuế để lấy hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC nhưng tinh thần nó cũng tương tự như Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu hóa đơn giá trị gia tăng TẢI
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?