Doanh nghiệp có được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời với đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?
- Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải là tổ chức lại doanh nghiệp không? Có những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nào?
- Doanh nghiệp có được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời với đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?
- Khi nhà nước trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp đúng không?
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải là tổ chức lại doanh nghiệp không? Có những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nào?
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có phải là tổ chức lại doanh nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức lại doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
31. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Theo đó, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chính là một trong những hình thức để tổ chức lại doanh nghiệp.
Có những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nào?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì có những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sau đây:
- Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần (Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020);
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020);
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2020);
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh (Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020).
Doanh nghiệp có được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời với đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23 và điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
...
5. Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Khi nhà nước trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp đúng không?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2020 về bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp:
Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?