Doanh nghiệp có được quyền yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền hay không?
- Doanh nghiệp có được quyền yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền hay không?
- Doanh nghiệp yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền có thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm không?
- Thế chấp bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó có thuộc tài sản thế chấp không?
Doanh nghiệp có được quyền yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền hay không?
Doanh nghiệp có được quyền yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền hay không, thì căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Theo quy định trên thì thế chấp là thỏa thuận của các bên để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó, công ty A hoàn toàn có thể nhận thế chấp bất động sản để đảm khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ đối với hợp đồng mua gạch.
Hợp đồng thế chấp bất động sản này có hiệu lực từ thời điểm giao kết hoặc do 02 bên thỏa thuận.
Và hợp đồng thế chấp bất động sản này chấm dứt nếu thuộc những trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
- Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Tài sản thế chấp đã được xử lý.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Thế chấp bất động sản (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền có thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Doanh nghiệp yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền có thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm không, thì căn cứ Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định:
Các trường hợp đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Theo đó, thế chấp bất động sản là trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm đối với Văn phòng đăng ký đất đai.
Nếu khi ký hợp đồng và đăng ký biện pháp đảm bảo thành công nếu khách hàng vi phạm hợp đồng thì công ty thực hiện xử lý tài sản bảo đảm theo hướng dẫn tại Chương IV Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Thế chấp bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó có thuộc tài sản thế chấp không?
Thế chấp bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó có thuộc tài sản thế chấp không, thì căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Theo đó, thế chấp bất động sản có vật phụ dù là thế chấp toàn bộ hay một phần bất động sản thì vật phụ của bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?