Doanh nghiệp có những dấu hiệu nào thì bị kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị?
- Doanh nghiệp có những dấu hiệu nào thì bị kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị?
- Thời hạn kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị là bao lâu?
- Việc xử lý kết quả kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được thực hiện thế nào?
Doanh nghiệp có những dấu hiệu nào thì bị kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị?
Các trường hợp kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:
Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị
1. Các trường hợp kiểm tra:
a) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu;
b) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
c) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế;
Đối với các trường hợp nêu tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều này, tổ chức cá nhân có văn bản giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân không có giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ giải trình của tổ chức, cá nhân là không hợp lý.
...
Đối chiếu với quy định trên thì doanh nghiệp có thể bị kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị nếu có những dấu hiệu sau đây:
(1) Có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu;
(2) Có dấu hiệu xác định doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
(3) Có dấu hiệu xác định doanh nghiệp bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
Lưu ý: Đối với trường hợp (2) thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Việc kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp không có giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ giải trình của doanh nghiệp là không hợp lý.
Doanh nghiệp có những dấu hiệu nào thì bị kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị? (Hình từ Internet)
Thời hạn kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị là bao lâu?
Thời hạn kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 59/2018/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị
...
2. Chi cục trưởng Chi cục hải quan thực hiện kiểm tra theo quyết định của Cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố.
Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo nhập - xuất - tồn, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho;
b) Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu;
c) Kiểm tra tính phù hợp của nguyên liệu, vật tư với sản phẩm xuất khẩu;
d) Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
đ) Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;
e) Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.
...
Theo đó, thời hạn kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị là không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân.
Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Việc xử lý kết quả kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được thực hiện thế nào?
Việc xử lý kết quả kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị
...
4. Xử lý kết quả kiểm tra
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hàng hóa còn tồn, đang lưu giữ tại kho của tổ chức, cá nhân không đúng với số lượng trên hồ sơ, chứng từ, báo cáo quyết toán thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình bằng văn bản.
Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận giải trình và có đủ căn cứ để chứng minh tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế, cơ quan hải quan quyết định việc ấn định thuế, xử lý vi phạm theo quy định.
Theo đó, kết quả kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị được xử lý như sau:
- Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hàng hóa còn tồn, đang lưu giữ tại kho của tổ chức, cá nhân không đúng với số lượng trên hồ sơ, chứng từ, báo cáo quyết toán thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình bằng văn bản.
- Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận giải trình và có đủ căn cứ để chứng minh tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế, cơ quan hải quan quyết định việc ấn định thuế, xử lý vi phạm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?