Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng không?
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng không?
- Doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động được gia hạn hợp đồng không?
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng không?
Căn cứ Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng là một trong những hành vi phân biệt đối xử với người lao động và là hành vi bị cấm.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (hình từ Internet)
Doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được gia hạn hợp đồng. Đối với doanh nghiệp mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động được gia hạn hợp đồng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Như đã phân tích phía trên, mức xử phạt hành chính tối đa đối với doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động được gia hạn hợp đồng là 60.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt).
Do vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đủ thẩm quyền xử phạt hành chính doanh nghiệp yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức đại diện người lao động được gia hạn hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?