Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì? Doanh nghiệp này gặp những hạn chế gì trên thị trường kinh doanh?
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì?
Theo Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 chỉ ra cách xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
Lưu ý: Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. Tức là trong nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải có thị phần từ 10% trở lên.
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì?
Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể là như thế nào?
Như đã phân tích phía trên, để có thể trở thành doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, thì cần đáp ứng điều kiện "có sức mạnh thị trường đáng kể", do vậy Điều 26 Luật Cạnh tranh 2018 chỉ ra cách xác định sức mạnh thị trường đáng kể như sau:
Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
- Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
- Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
- Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
- Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
- Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
- Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gặp những hạn chế gì trong thị trường kinh doanh?
Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm, bao gồm:
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Tóm lại, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là những doanh nghiệp có ưu thế và thường chiếm thị phần cao trên thị trường liên quan. Do đó, nếu như không áp đặt những quy định nghiêm ngặt đối với loại doanh nghiệp này, thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp nhỏ, lẻ khác. Đồng thời làm mất đi tính cạnh tranh- một nét đặc trưng của thị trường kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?