Doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua nhà ở Việt Nam để làm trụ sở công ty không? Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
- Doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua nhà ở Việt Nam để làm trụ sở công ty không?
- Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần thực hiện nghĩa vụ gì ngoài việc không sử dụng nhà ở để để cho thuê, làm văn phòng hoặc mục đích khác?
Doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua nhà ở Việt Nam để làm trụ sở công ty không?
>> Mới nhất Tải Luật Nhà ở 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
- Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tại Điều 162 Luật Nhà ở 2014 có quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
...
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
...
b) Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác;
...
Như vậy, doanh nghiệp không thể mua hoặc thuê mua căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở để làm trụ sở cho công ty.
Doanh nghiệp nước ngoài mua nhà ở
Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trường hợp với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam muốn sở hữu thì cần phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần thực hiện nghĩa vụ gì ngoài việc không sử dụng nhà ở để để cho thuê, làm văn phòng hoặc mục đích khác?
Theo Điều 162 Luật Nhà ở 2014 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
+ Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?