Doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp vi phạm trên không?
Doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài liệu công nghệ phục vụ động viên công nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng nội dung, thời hạn cho phép;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi trang thiết bị, tài liệu công nghệ do Nhà nước giao để phục vụ cho động viên công nghiệp đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
...
Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh theo Điều 1 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003.
Kế hoạch động viên công nghiệp do Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xây dựng để trình Chính phủ quyết định theo khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003.
Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với tổ chức theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP.
Như vậy, doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc thu hồi trang thiết bị, tài liệu công nghệ do Nhà nước giao để phục vụ cho động viên công nghiệp.
Doanh nghiệp công nghiệp (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép không?
Căn cứ theo Mục 9 Chương 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tại Mục 9 Chương II, Mục 2 Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, buộc thu hồi trang thiết bị, tài liệu công nghệ do Nhà nước giao để phục vụ cho động viên công nghiệp.
Mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với tổ chức và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp vi phạm trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp vi phạm trên không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp khai thác công dụng của trang thiết bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không đúng thời hạn cho phép nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?