Doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không?
Doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài liệu công nghệ phục vụ động viên công nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc không có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp;
...
Kế hoạch động viên công nghiệp do Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xây dựng để trình Chính phủ quyết định theo khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003.
Theo quy định trên, doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc không có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Doanh nghiệp công nghiệp (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không?
Căn cứ theo Mục 9 Chương 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tại Mục 9 Chương II, Mục 2 Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 37.500.000 đồng.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp vi phạm trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp không báo cáo khi khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao ngoài kế hoạch động viên công nghiệp nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?