Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích bị xử phạt thế nào?
- Danh mục dịch vụ viễn thông công ích do cơ quan nào ban hành?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông không?
Danh mục dịch vụ viễn thông công ích do cơ quan nào ban hành?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Viễn thông 2009 về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Quản lý hoạt động viễn thông công ích
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia; quy định nhiệm vụ viễn thông công ích sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Ban hành Danh mục dịch vụ viễn thông công ích, chất lượng, giá cước, đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hằng năm;
d) Quản lý, kiểm tra việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và thực hiện nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp viễn thông.
Theo quy định trên, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan ban hành Danh mục dịch vụ viễn thông công ích, chất lượng, giá cước, đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Dịch vụ viễn thông công ích (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a khoản 8 Điều 26 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông công ích như sau:
Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông công ích
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không theo đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích;
b) Lập hóa đơn trong đó có dịch vụ viễn thông công ích nhưng không có đầy đủ các nội dung theo quy định;
c) Không ban hành quyết định giá cước trong khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích của Bộ Thông tinvà Truyền thông;
d) Không thông báo giá cước trong khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm e khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền đóng góp nghĩa vụ tài chính chậm nộp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và truy thu khoản tiền lãi của số tiền chậm nộp tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm d và đ khoản 4; khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích không đúng danh mục dịch vụ viễn thông công ích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?