Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải báo cáo định kỳ cho Bộ công an về hoạt động của doanh nghiệp bao nhiêu lâu một lần?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải báo cáo định kỳ cho Bộ công an về hoạt động của doanh nghiệp bao nhiêu lâu một lần?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cần khai báo những thông tin gì trong báo cáo định kỳ gửi Bộ Công an?
- Bộ Công an có những trách nhiệm gì trong hoạt động định danh và xác thực điện tử?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải báo cáo định kỳ cho Bộ công an về hoạt động của doanh nghiệp bao nhiêu lâu một lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử như sau:
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và cơ quan, tổ chức, cá nhân tự tạo lập tài khoản
1. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
a) Cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, cá nhân trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ;
b) Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và việc sử dụng dịch vụ là liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, giao dịch điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực xác thực điện tử;
d) Tuân thủ phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử đã được Bộ Công an thẩm định;
đ) Gửi báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về hoạt động xác thực điện tử cho cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử hoặc khi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử có yêu cầu.
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về hoạt động xác thực điện tử cho Bộ Công an hoặc khi Bộ Công an có yêu cầu.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải báo cáo định kỳ cho Bộ công an về hoạt động của doanh nghiệp bao nhiêu lâu một lần? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cần khai báo những thông tin gì trong báo cáo định kỳ gửi Bộ Công an?
Căn cứ Mẫu XTO5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định về mẫu báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử như sau TẢI VỀ:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ)
...
Từ mẫu báo cáo trên thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cần khai báo những thông tin sau trong báo cáo định kỳ gửi Bộ Công an:
(1) Nội dung dịch vụ được cung cấp.
(2) Tổng quan về hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử (trong đó nếu rõ móc thời gian từ ngày tháng năm nào đến ngày ngày tháng năm nào):
- Về thị trường khách hàng
- Về sự cố xảy ra
- Hoạt động bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân
(3) Thông tin về các hồ sơ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ:
- Tên tài liệu;
- Số lượng hồ sơ;
- Ghi chú rõ các thông tin có liên quan đến hồ sơ.
(4) Cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp nêu trên cùng các tài liệu kèm theo và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bộ Công an có những trách nhiệm gì trong hoạt động định danh và xác thực điện tử?
Theo Điều 35 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì trong hoạt động định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an sẽ có những trách nhiệm sau:
(1) Xây dựng, quản lý, bảo vệ và vận hành hệ thống định danh và xác thực điện tử; ứng dụng tài khoản định danh điện tử vào công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
(2) Thực hiện quản lý nhà nước về định danh và xác thực điện tử.
(3) Ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện bảo đảm kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử; quy trình xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.
(4) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ việc định danh và xác thực điện tử.
(5) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động định danh và xác thực điện tử.
(6) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về đăng ký, quản lý định danh và xác thực điện tử.
(7) Kết nối, tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử với Nền tảng trao đổi định danh điện tử của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định pháp luật.
(8) Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động định danh và xác thực điện tử.
(9) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
(10) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất các loại giấy tờ, tài liệu và phương án đồng bộ thông tin vào tài khoản định danh điện tử.
(11) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống nhất phương án kết nối, chia sẻ để sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được cung cấp, tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử; bảo bảo đảm mật, an toàn, an ninh thông tin.
(12) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện xác thực, đồng bộ dữ liệu các tài khoản đã được tạo lập, sử dụng bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với tài khoản do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
(13) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng trong việc bảo đảm kết nối, chia sẻ, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phục vụ việc định danh và xác thực điện tử.
(14) Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và việc sử dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?